Hướng dẫn set từ khóa Google Ads

A/ TỪ KHÓA TÌM KIẾM

I, Định nghĩa

Từ khoá là những từ hoặc cụm từ dùng để so khớp quảng cáo với những cụm từ mà người dùng đang tìm kiếm.

II, Phân loại

Hiện tại, Google Ads phân làm 3 loại từ khóa dựa trên mức độ liên quan giữa cụm từ tìm kiếm của user (khách hàng) và từ khoá đấu thầu (của Publisher)

Ví dụ:

– Khi Publisher đấu thầu từ khóa mở rộng vay tiền, quảng cáo của Publisher có khả năng hiển thị với User tìm kiếm Doctordong vn

– Khi Publisher đấu thầu từ khoá cụm từ “doctordong vay nóng”, quảng cáo của Publisher có khả năng hiển thị với User tìm kiếm Doctordong vay nóng lãi suất 0% hoặc Cho vay nặng lãi doctordong vay nóng 1 tháng

– Khi Publisher đấu thầu từ khoá chính xác [Doctordong], quảng cáo của Publisher có khả năng hiển thị với User tìm kiếm Doctordong

1, Từ khoá MỞ RỘNG

– Quảng cáo có thể xuất hiện khi có những cụm từ tìm kiếm liên quan đến từ khoá của Publisher, kể cả những cụm từ tìm kiếm không chứa các từ khóa đó

Ví dụ: Publisher chạy từ khóa vay tiền hoặc vay nóng không lãi, thì khi User/khách hàng/người dùng tìm kiếm Doctordong, hoặc doctordong vn, quảng cáo của Publisher sẽ được kích hoạt. Lý do vì từ khoá Publisher đấu thầu là dạng MỞ RỘNG, kích hoạt với các tìm kiếm cùng chủ đề

– Ưu điểm:

  • Thu hút thêm nhiều khách truy cập vào trang web (do hiển thị với cả những cụm từ tìm kiếm không chứa từ khóa đấu thầu)
  • Giảm bớt thời gian tạo danh sách từ khoá 
  • Tập trung chi tiêu cho những từ khoá hoạt động hiệu quả. 

– Về cú pháp cho kiểu khớp mở rộng, Publisher chỉ cần nhập từ khoá đó. Dưới đây là một ví dụ về cách hoạt động của kiểu khớp mở rộng:

2, Từ khoá CỤM TỪ

– Quảng cáo có thể hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm bao hàm ý nghĩa của từ khoá. Từ khoá có thể mang nghĩa ngụ ý còn cụm từ tìm kiếm của người dùng có thể mang nghĩa cụ thể hơn. Khi dùng kiểu khớp cụm từ, Publisher có thể tiếp cận được nhiều cụm từ tìm kiếm hơn so với kiểu khớp chính xác và ít cụm từ tìm kiếm hơn so với kiểu khớp mở rộng. Quảng cáo của Publisher sẽ chỉ xuất hiện khi nội dung tìm kiếm có chứa sản phẩm hoặc dịch vụ trong từ khóa đấu thầu.

– Ưu điểm:

  • Thu hút nhiều user hơn so với loại từ khoá CHÍNH XÁC, và ít thu hút hơn so với loại từ khoá MỞ RỘNG
  • Tối ưu hoá chi phí vào các từ khoá ra chuyển đổi hơn từ khoá MỞ RỘNG

– Đối với cú pháp cho kiểu khớp cụm từ, hãy đặt dấu ngoặc kép quanh từ khóa, như “vay tiền online”. Ví dụ sau đây minh họa cách hoạt động của kiểu khớp cụm từ:

3, Từ khoá CHÍNH XÁC

– Quảng cáo có thể xuất hiện khi cụm từ tìm kiếm có cùng ý nghĩa hoặc mục đích với từ khoá. 

– Đặc điểm:

  • Trong 3 kiểu khớp từ khoá, kiểu khớp chính xác là cách tốt nhất để kiểm soát những người có thể nhìn thấy quảng cáo của Publisher. 
  • Tuy nhiên, kiểu khớp này lại tiếp cận được ít cụm từ tìm kiếm hơn so với cả kiểu khớp cụm từ và kiểu khớp mở rộng.

– Đối với cú pháp cho kiểu khớp chính xác, hãy sử dụng dấu ngoặc vuông, chẳng hạn như [vay tiền online]. Dưới đây là một ví dụ về cách hoạt động của kiểu khớp chính xác:

III, Tối ưu từ khóa

– Từ khoá, mẫu quảng cáo và trang đích càng liên quan tới nhau thì giá thầu càng thấp 

– Từ khoá càng dài, có tỷ lệ chuyển đổi cao thì càng có giá thầu cao 

– Khi mới lựa chọn từ khóa cho campaign nên sử dụng từ khoá mở rộng dựa trên keyword planner, sau đó tối ưu dần từ phần cụm từ tìm kiếm dựa trên chỉ số chuyển đổi

– Khi sử dụng từ khoá mở rộng thì nên sử dụng cách thầu “chiến lược Đặt giá thầu thông minh”

– không nên để các từ khóa mở rộng gần giống nhau. Ví dụ: Vay tiềnMượn tiền

 

B/ TỪ KHÓA PHỦ ĐỊNH

I, Tính năng: 

– Nhắm vào các mục tiêu cụ thể nên cần loại bỏ các từ khoá có chuyển đổi thấp, tăng lợi tức đầu tư (ROI). Khi Publisher chọn từ khóa phủ định cho chiến dịch Tìm kiếm, hãy tìm những cụm từ tìm kiếm tương tự như từ khoá của Publisher, nhưng có thể phù hợp với những khách hàng đang tìm thông tin về một sản phẩm khác. Ví dụ: Nếu là advertiser bán dịch vụ cho vay tiền, bạn nên thêm từ khóa phủ định cho các cụm từ tìm kiếm như “bảo hiểm”.

– Ngoài tính năng tối ưu trên, với các Publisher của AT nên kiểm tra kỹ các quy định của Chiến dịch có cấm Bidding Brandname (Đấu thầu từ khóa thương hiệu) không. Một số Advertiser sẽ cấm hoạt động Publisher sử dụng các từ khóa thương hiệu của họ nhằm kiểm soát thương hiệu của họ một cách chặt chẽ nhất. Một số Advertiser sẽ cấm sử dụng từ khoá từ các brand cùng dịch vụ với họ, do đó Publisher hãy chú ý list từ khóa cấm này.

Tuy nhiên: Đối với các chiến dịch Tìm kiếm, những loại từ khóa phủ định hoạt động khác với những loại từ khoá khẳng định tương ứng: Publisher cần thêm các từ đồng nghĩa, phiên bản số ít hoặc số nhiều, lỗi chính tả và các biến thể gần giống khác nếu muốn loại trừ các cụm từ đó.

II, Phân loại

1, Phủ định MỞ RỘNG

– Là loại từ khóa mặc định cho từ khóa phủ định. 

– Đối với từ khóa phủ định khớp mở rộng, quảng cáo của Pub sẽ không xuất hiện nếu nội dung tìm kiếm chứa tất cả các cụm từ khóa phủ định, ngay cả khi các cụm từ khoá đó được sắp xếp theo một thứ tự khác. Quảng cáo của Pub vẫn có thể xuất hiện nếu nội dung tìm kiếm chỉ chứa một số từ khoá.

– Ví dụ:

2, Phủ định CỤM TỪ

– Đối với từ khóa phủ định khớp cụm từ, quảng cáo của Publisher sẽ không xuất hiện nếu nội dung tìm kiếm chứa các từ khóa chính xác theo cùng một thứ tự. 

– Nội dung tìm kiếm có thể chứa các từ khác, nhưng quảng cáo sẽ không xuất hiện nếu tất cả từ khoá đều nằm trong nội dung tìm kiếm theo cùng một thứ tự. 

– Nội dung tìm kiếm cũng có thể chứa thêm các ký tự khác trong một từ và quảng cáo sẽ hiển thị ngay cả khi các từ khóa còn lại nằm trong nội dung tìm kiếm theo cùng một thứ tự.

– Ví dụ: 

3, Phủ định CHÍNH XÁC

Đối với từ khóa phủ định đối sánh chính xác, quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị nếu nội dung tìm kiếm chứa cụm từ khóa chính xác, theo cùng một thứ tự và không chứa thêm từ nào khác.

Quảng cáo của bạn vẫn có thể xuất hiện nếu nội dung tìm kiếm chứa từ khoá và các từ khác. Trường hợp Publisher phủ định [Doctordong vn] vẫn có khả năng quảng cáo vẫn kích hoạt khi user tìm kiếm Doctordong vn, tuy nhiên tỷ lệ kích hoạt trường hợp này rất thấp.

III, Các lưu ý khi sử dụng từ khóa phủ định

1, Các ký hiệu trong từ khóa phủ định

– Bạn có thể sử dụng 3 ký hiệu trong các từ khóa phủ định: ký hiệu và (&), dấu trọng âm (á) và dấu hoa thị (*). Từ khóa phủ định có dấu trọng âm được coi là 2 từ khóa phủ định khác nhau, như quán cafe vỉa hè và quán café vỉa hè. Tương tự như vậy, “tất & giày” khác với “tất và giày”.

– Dưới đây là một số ký hiệu mà hệ thống không nhận diện được:

  • Ký hiệu bị bỏ qua: Bạn có thể thêm dấu chấm (.) vào từ khoá phủ định, nhưng dấu chấm này sẽ bị bỏ qua. Điều đó có nghĩa là hệ thống sẽ coi các từ khoá như Fifth Ave. và Fifth Ave là hai từ khoá phủ định giống hệt nhau. Nếu bạn thêm dấu cộng (+) vào từ khoá phủ định, thì hệ thống thường sẽ bỏ qua dấu cộng đó (ví dụ: xe ô tô+màu xanh dương). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu dấu cộng (+) nằm ở cuối một từ (ví dụ: C++), thì hệ thống sẽ không bỏ qua dấu cộng đó.
  • Ký hiệu không hợp lệ: Bạn sẽ nhận thông báo lỗi nếu thêm những từ khoá phủ định có chứa một số ký hiệu nhất định. Một số ký hiệu mà bạn không được dùng trong các từ khoá phủ định là: , ! @ % ^ () = {} ; ~ ` <> ? \ |.
  • Các toán tử trang web và tìm kiếm: Toán tử “site:” sẽ bị xoá khỏi từ khoá phủ định của bạn. Điều đó có nghĩa là nếu bạn thêm từ khóa phủ định [site:www.example.com sô cô la đen], thì từ khóa đó sẽ được coi là giống với [sô cô la đen]. Các toán tử tìm kiếm cũng sẽ bị bỏ qua. Ví dụ: Nếu bạn thêm toán tử tìm kiếm “OR” vào từ khoá phủ định sô cô la đen, như “OR sô cô la đen”, thì lệnh “OR” sẽ bị bỏ qua và từ khoá phủ định của bạn sẽ chỉ có nội dung là sô cô la đen.
  • Các toán tử tìm kiếm khác: Việc thêm toán tử trừ (-) vào trước một từ khóa sẽ khiến từ khóa này bị bỏ qua với phép khớp từ khóa phủ định. Ví dụ: nếu bạn có từ khóa phủ định “-mè đen”, thì từ khóa này sẽ chỉ được coi là giống với “đen”.

2, Lưu ý khác:

– Tóm lại: Độ tiếp cận khách hàng của từ khoá khẳng định: MỞ RỘNG > CỤM TỪ > CHÍNH XÁC. Độ ngăn chặn khách hàng của từ khóa phủ định: MỞ RỘNG > CỤM TỪ > CHÍNH XÁC

– Đối với các campaign cấm bidding Brandname:

  • Publisher cần tạo từ khóa phủ định với dạng mở rộng với các từ khóa trong list cấm. 
  • Publisher cẩn thận có thể thêm các biến thể của từ khóa thương hiệu trong list từ khóa phủ định để giảm thiểu nguy cơ kích hoạt quảng cáo với user search từ khóa thương hiệu
  • Publisher nên để từ khóa cấm ở cấp độ chiến dịch của tài khoản quảng cáo

– Chọn từ khóa phủ định thật kỹ lưỡng. Nếu sử dụng quá nhiều từ khóa phủ định, thì quảng cáo của Pub tiếp cận được ít khách hàng hơn.

– Từ khóa phủ định sẽ không khớp với các biến thể gần giống, nên quảng cáo vẫn có thể xuất hiện trên những lượt tìm kiếm hoặc trang có chứa các biến thể gần giống của từ khóa phủ định.

– Quảng cáo của bạn có thể vẫn xuất hiện khi người dùng sử dụng cụm từ tìm kiếm dài hơn 16 từ và từ khóa phủ định của Pub nằm sau từ thứ 16 đó. Ví dụ: Nếu từ khóa phủ định là “không lãi”, thì quảng cáo của bạn có thể xuất hiện khi có người tìm “vay nóng ngân hàng trực tuyến tiêu dùng mười triệu đồng tại Hà Nội tám tháng không lãi” vì từ khóa phủ định là từ thứ 17 và 18 trong cụm từ này. Tuy nhiên, quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện khi ai đó tìm “vay nóng trực tuyến tiêu dùng mười triệu đồng tại Hà Nội tám tháng không lãi” vì từ khoá phủ định là từ thứ 15 và 16 trong cụm từ này.

Hi vọng những kiến thức về cách đặt từ khóa Google Ads trên đây sẽ hữu ích cho pubs trong quá trình đẩy số. Chúc bạn thành công!